5 (năm) năm không phải là khoảng thời gian dài, cũng không phải là ngắn. 5 năm được xem là mức phù hợp để hình thành nên một điều gì nhất định. Thị trường Bất Động sản cũng vậy, giá bất động sản không ngừng theo đà tăng lên và mỗi khu vực đã có […]


5 (năm) năm không phải là khoảng thời gian dài, cũng không phải là ngắn. 5 năm được xem là mức phù hợp để hình thành nên một điều gì nhất định. Thị trường Bất Động sản cũng vậy, giá bất động sản không ngừng theo đà tăng lên và mỗi khu vực đã có nhiều thay đổi. 2020-2024 lại một chu trình mới, thì giá Bất Động sản sẽ tăng đến con số nào? Liệu sẽ ảnh hưởng như thế nào đến thị trường Bất Động Sản?

Giá bất động sản không ngừng tăng lên trong những năm vừa qua (Nguồn: Internet)

Về mặt thị trường, có thể thấy giá cả đã thay đổi chóng mặt trong Bất Động Sản. Con số này theo đổi tùy theo từng tỉnh, thành phố, có nơi 30%, 95% hay thậm chí là 500%. Khi giá thực tế tăng cao, để đảm bảo các khoản thu nhà nước, những Bảng giá mới của nhà nước cũng cần được ban hành thay đổi tăng lên cho phù hợp. Kéo theo đó là các khoản chi phí đi kèm đất tăng lên như thuế, phí, lệ phí khiến giá đất cũng vì vậy mà tăng lên. Có thể hình dung dễ dàng như một chuỗi mắc xích. Thế nên, sau một thời gian tính toán, cân nhắc, mới vừa qua, hiệp hội Bất động sản Việt Nam  đã đề xuất đề xuất con số 15% để đảm bảo mức ổn định của thị trường?

Bảng giá đất tăng sẽ ảnh hưởng gì đến thị trường Bất động sản?

Đầu tiên, bàn về thị trường thứ cấp, vốn được xem là những giao dịch diễn ra nhu cầu “THẬT”, Khi Bảng giá tăng quá cao, đòi hỏi các chi phí đi kèm từ chi phí công chứng, thuế, lệ phí cũng sẽ tăng theo, dĩ nhiên, đứng về mặt lợi nhuận của bên bán, tất cả các chi phí này sẽ được cộng dồn vào giá bán và người mua hưởng trọn việc tăng giá này. Từ đó có thể thấy, giá bán về cơ bản đã tăng lên và dồn áp lực lên người mua, một bộ phận người có nhu cầu mua thực, không đủ tài chính sẽ đánh mất cơ hội mua nhà, an cư.

Vẫn tồn tại trong thị trường hiện nay các Bất Động Sản đang cần hoàn thiện về mặt pháp lý, và dĩ nhiên, một khi muốn hoàn thiện pháp lý, như ra sổ đỏ, sổ hồng thì người dân cũng cần tốn một khoản chi phí được tính theo Bảng giá. Với những cá nhân không có quá nhiều chi phí và muốn tiết kiệm, bản chất không hiểu rõ về pháp lý sẽ sẵn sàng thực hiện các “giao dịch chui”, từ đó, gây thất thoát đến nguồn thu nhà nước, ngoài ra còn mang nhiều hệ luỵ, rủi ro cho chính người bán lẫn người mua, dẫn đến những kiện cáo gây mất thời gian, tiền bạc, niềm tin của người giao dịch trong thị trường Bất Động Sản.

Bảng giá tăng cao liệu có ảnh hưởng đến môi trường đầu tư? (Nguồn: Internet)

Đối với môi trường đầu tư, khi bảng giá tăng quá cao, dĩ nhiên như đã phân tích ở trên. Nếu muốn lợi nhuận, chỉ có 2 phương án. Một là Chủ đầu tư giữ nguyên giá, lợi nhuận ít lại, hoặc là lợi nhuận giữ nguyên và tăng giá, đẩy áp lực về phía người mua. Vậy liệu chăng Chủ Đầu tư sẽ chịu? Hay người mua sẽ chịu? Một khi Chủ Đầu tư lợi nhuận ít đi, họ sẽ chuyển đổi phương thức kinh doanh, thậm chí rời ngành một khi thị trường không còn ngon và béo bở. Khi người mua chịu, thì như đã nói ở trên, điều này chỉ có lợi với một bộ phận chuyên “Lướt sóng” hoặc “ Đầu cơ tích trữ” Chứ bản thân những người mua ở thật sự, bộ phận cần cù lam lũ đã không thể tiếp cận được cơ hội này.

Còn dự án thì sẽ như thế nào?

Xét về dự án, hay còn gọi là thị trường sơ cấp, bàn chung ở đây là chung cư thì như thế nào? Mức giá của căn hộ chung cư được hình thành có nguyên tắc riêng đã được bàn ở bài viết trước đó . Theo luật, thì cứ dự án có tổng mức đầu tư trên 20 (hai mươi) tỷ ở nông thôn và 30 (ba mươi) tỷ ở Sài Gòn thì tiền sử dụng đất phải áp dụng theo hình thức định giá. Định giá chứ không phải áp dụng bảng giá, lúc này bảng giá chỉ là thứ để tham khảo. Và việc tính tiền sử dụng đất nó nôm na như sau:

[Tiền SDĐ] = [Giá trị định giá] – [Các khoản khấu trừ].

Khi bảng giá đất tăng, thì khấu trừ được nhiều hơn, mà nếu giá trị định giá giữ nguyên thì tiền thuế thấp hơn. Vậy nên, về bản chất của Dự án thì tiền sử dụng đất không đi theo bảng giá đất, nên có tăng cũng vậy à. Nhưng cũng có thể truyền thông hay tâm lý khiến cho cái suy nghĩ rằng giá sẽ tăng, gián tiếp khiến cho giá trị định giá tăng, thế là đóng nhiều hơn.

Đôi khi có những thứ ban đầu không đúng, nhưng khi mọi người tin nó đúng thì nó đúng. Bản thân thị trường, là một tổ hợp những quy luật riêng, nhưng lại mang tính rất “Con người” và chịu ảnh hưởng bởi cảm xúc rất nhiều. Bởi vậy, một khi Bảng giá đẩy lên quá cao, một mặt bằng giá mới thiết lập, đã có một nhóm người nào đó mất đi lợi ích. Xét về mặt cân bằng, lợi ích chỉ chuyển từ bên này sang bên khác, và cái cần làm trong thị trường này là, cân bằng lợi ích cho mọi đối tượng ở mức phù hợp và hợp lý. Vậy nên con số 15% chắc liệu chăng đã phù hợp để cân bằng cho các bên?

Tác giả: Uyên Lê

Dưới đây là bài viết có thể bạn quan tâm:

Trường hợp nào mua bán nhà đất không phải chịu thuế?

Công chứng hay chứng thực hợp đồng mua bán nhà đất?

Hotline: 1900 633804

Website: https://remaps.vn/

Email: hotro@remaps.vn

Fanpage Facebook: https://www.facebook.com/remaps.vn

Group Facebook: https://www.facebook.com/groups/533671267519885

You tube: https://www.youtube.com/channel/UCBB0XnDfh9aDb4fA4Bv5fJA/