Trong hầu hết các giao dịch bất động sản, kỹ năng đàm phán, thuyết phục là kỹ năng quyết định để thúc đẩy hai bên, người mua và người bán đi đến thống nhất về các điều khoản giao dịch và ký kết hợp đồng. Hiểu được điều đó, Remaps muốn chia sẻ tới bạn đọc những kinh nghiệm thương lượng giá với khách hàng khi mua bán nhà đất.

KINH NGHIỆM THƯƠNG LƯỢNG GIÁ KHI BÁN NHÀ ĐẤT

thuong-luong-gia-khi-ban-nha-dat-news.remaps.vn

Ảnh: Kinh nghiệm thương lượng giá khi bán nhà đất (nguồn: internet).

I. NGƯỜI THƯƠNG LƯỢNG GIÁ GIỎI LUÔN CÓ MỤC TIÊU

Điều đầu tiên cần xác định trước khi thương lượng giá với khách đó là mục tiêu, bạn muốn đạt được gì từ việc thương lượng? Mục tiêu khiến bạn không đi chệch hướng và mất nhiều thời gian vòng vo.

Bạn cần xác định mức giá tối thiểu có thể chấp nhận được mà bạn đưa ra lúc đầu là bao nhiêu. Dưới mức đó, bạn cần thương lượng để ít nhất là đạt mục tiêu ban đầu đưa ra.

Khi bạn đã rõ ràng về mục tiêu cần đạt được của mình, hãy luôn giữ nó ở trong đầu. Điều này sẽ giúp bạn tập trung vào mục tiêu của bạn ngay cả khi bạn gặp một người khó thương lượng.

II. NGHIÊN CỨU CHÀO BÁN VỚI MỨC GIÁ HỢP

Bạn nên nghiên cứu kỹ giá bán thực tế của nhà đất ở khu vực gần với nhà đất của bạn hoặc bạn có thể nhờ đến dịch vụ định giá chuyên nghiệp, có được những thông tin này sẽ giúp bạn rất nhiều trong việc đưa ra giá bán hợp lý cũng như trong thương lượng giá.

Việc nắm bắt thị trường trong khu vực để có được những bất động sản mà so sánh, từ đó làm căn cứ tác động lên người mua, cho họ biết nhà đất của họ đang bán với giá hợp lý hơn những nhà đất khác trong khu vực.

Bạn sẽ là không khôn ngoan nếu bạn chào giá bán quá cao so với giá bán của những địa ốc cùng loại trong địa bàn của bạn vì theo như bạn nghĩ là sẽ kiếm được nhiều tiền hơn. Cách làm này sẽ làm cho những người mua chạy ra khỏi cửa nhà bạn.

Khi đi mua nhà, người mua chính là đối tượng có quyền lực hơn bên bán. Cho dù đó là ngôi nhà đẹp, mới hay tốt thì người mua vẫn là người quyết định giao dịch. Nếu chào bán với mức giá trên trời, người mua hoàn toàn có nhiều sự lựa chọn khác tốt cho mình. Vì trước khi thương lượng, họ đã tìm hiểu nhiều dự án khác rồi.

III. THÀNH THẬT VỚI NGƯỜI MUA VỀ TÌNH HÌNH CHẤT LƯỢNG CỦA CĂN NHÀ

Niềm tin rất quan trọng trong mua bán, và sự trung thực sẽ tạo nên niềm tin của khách hàng. Bạn hãy cho khách hàng thấy những lợi ích khi làm chủ căn nhà đó, nhưng tất cả đều phải là sự thật. Tránh trường hợp đánh bóng, nói quá, dẫn đến khách hàng mất niềm tin khi tới xem nhà.

Bạn nên nhớ là, ai cũng vậy, khi đi mua nhà đều rất kỹ càng về chất lượng nhà, giấy tờ, giá cả. Nếu họ nghi ngờ bạn không trung thực, có thể họ sẽ không quay lại nữa.

Có thể khách hàng của bạn sẽ hỏi: “Nếu tôi phải trả cho bạn nhiều hơn so với các hãng khác để mua sản phẩm của bạn, vậy thì tôi sẽ nhận được gì từ khoản chênh lệch này?”

Chiến lược thương lượng giá cả then chốt ở đây là bạn cần tự tin chỉ ra được giá trị vượt trội của sản phẩm, những ưu điểm mà đối thủ không có. Hãy thuyết phục sao cho khách hàng tin tưởng bạn, làm cho họ cảm thấy thoải mái hơn khi giao dịch hay cộng tác với bạn.

thuong-luong-gia-khi-ban-nha-dat-news.remaps.vn

Ảnh: Linh hoạt trong thương lượng giá nhà đất (nguồn: internet).

IV. GIỮ SỰ MỀM DẺO VÀ LINH HOẠT KHI THƯƠNG LƯỢNG

Con người về bản năng sẽ hành động theo niềm tin và lợi ích mà mình mong muốn đạt được. Người mua hoài nghi, soi xét tỉ mỉ và lo sợ mua giá cao. Giá là một con số cụ thể nhưng cũng rất mơ hồ để định giá chính xác, đặc biệt trong mua bán bất động sản.

Khách hàng tất nhiên sẽ muốn mua nhà đất với mức giá “hời” nhất có thể. Lẽ đương nhiên, bạn sẽ dễ gặp phải những trường hợp người mua trả giá thấp. Bạn đừng quá cảm tính, tỏ thái độ thái quá, điều này chỉ làm cho bạn được nhìn nhận là yếu thế trong thương lượng mà thôi.

Bạn hãy cố gắng tìm hiểu động cơ của người mua. Kể cả bạn nghĩ là bạn sẽ không chấp nhận giá người mua đưa ra, bạn hãy xem xét lại giá bán của mình, cho người mua thấy cách bạn định giá căn nhà của bạn và đưa ra một giá chào bán mới thấp hơn có thể kèm theo một điều kiện ràng buộc nào đó để bù lại giá chào bán thấp hơn giá ban đầu.

Khi bạn thương lượng, bạn nên luôn phải mềm dẻo và linh hoạt. Điều này cũng có nghĩa là bạn có thể thay đổi chút ít mục tiêu đặt ra trong thương lượng. Rất hiếm có cuộc thương lượng nào mà bạn đạt được tất cả mục tiêu đề ra. Vì vậy bạn phải biết điều gì bạn có thể chấp nhận nhường bước và điều gì bạn sẽ không chấp nhận.

V. ÁP DỤNG MỘT “MỨC PHẠT” VỚI MỖI LẦN KHÁCH HÀNG ĐƯA RA ĐỀ NGHỊ

Ví dụ: Sau khi thương lượng giá, bên mua muốn bớt 20 triệu, bạn nên suy tính nếu có thể, bớt cho họ với điều kiện họ phải thanh toán tiền trong khoảng thời gian mà bạn yêu cầu.

Bằng cách đề nghị và đưa ra mức nhượng bộ cuối cùng, bên kia dần dần sẽ biết dừng đòi hỏi khi đã đạt được những gì họ cần/muốn từ cuộc đàm phán.

Nếu anh ta trì hoãn yêu cầu của bạn, hãy tiếp tục thương lượng. Cuối cùng, bạn sẽ hướng bên kia theo ý của bạn, họ cũng sẽ nhận ra nếu đòi hỏi nhiều thì sẽ phải cho đi nhiều. Rõ ràng là điều này sẽ rất có lợi cho bạn trong những lần thương lượng sau này với bên kia.

thuong-luong-gia-khi-ban-nha-dat-news.remaps.vn

Ảnh: Tự tin là chìa khóa cuối cùng (nguồn: internet).

VI. TỰ TIN, THOẢI MÁI LÀ CHÌA KHÓA CUỐI CÙNG

Để duy trì thế mạnh trong kiểm soát các cuộc đàm phán, sẽ là thông minh nếu chung ta ấn định khung cảnh đàm phán. Khi chúng ta thoải mái và tự tin, sẽ dễ dàng hơn cho khởi đầu của cuộc thương lượng.

Hãy nghĩ xem, bạn sẽ chọn đâu là nơi tiến hành thương lượng? Bạn sẽ thương lượng với những ai? Cách nào tốt nhất để trình bày quan điểm của bạn trong một khoảng thời gian nhất định?…

Có thể khách hàng của bạn sẽ hỏi: “Nếu tôi phải trả cho bạn nhiều hơn so với các hãng khác để mua sản phẩm của bạn, vậy thì tôi sẽ nhận được gì từ khoản chênh lệch này?”

Chiến lược thương lượng giá cả then chốt ở đây là bạn cần tự tin chỉ ra được giá trị vượt trội của sản phẩm, những ưu điểm mà đối thủ không có. Hãy thuyết phục sao cho khách hàng tin tưởng bạn, làm cho họ cảm thấy thoải mái hơn khi giao dịch hay cộng tác với bạn.

Hãy chú trọng những biểu hiện trực tiếp của mình trước khách hàng. Đôi khi những lời nói, cử chỉ, thái độ tưởng chừng như không đáng chú ý nhưng lại có thể mang đến cho bạn những hợp đồng béo bở hoặc lấy mất đi của bạn một cơ hội đáng giá.

Trên đây là những chia sẻ của Remaps về kinh nghiệm thương lượng giá cả với khách hàng khi bán nhà đất. Hi vọng rằng nó sẽ có ích và giúp bạn được hiệu quả cao trong các cuộc đàm phán, để đi đến việc ký kết hợp đồng với khách mua nhà.