KINH NGHIỆM THUÊ PHÒNG TRỌ CHO SINH VIÊN

Nói về thị trường bất động sản, không ít người cho rằng đó là thị trường dành cho những anh chị trong trang phục vest lịch lãm cùng với người mua là quý bà, quý  ông có túi tiền rủng rỉnh. Cùng với suy nghĩ rằng kiến thức về thị trường bất động sản chỉ dành cho người có khả năng tài chính với công việc ổn định.

Nhưng thực tế không hẳn vậy: Nếu bạn là một sinh viên trẻ, mới chân ướt chân ráo từ vùng quê xa đến nơi thành thị tấp nập để tiếp tục con đường học vấn, thì trang bị cho mình kiến thức bất động sản cơ bản là việc vô cùng cần thiết. Nếu không, bạn rất có thể sẽ phải thuê phòng trọ – nơi gắn bó với quãng đường sinh viên khá tồi tàn cùng mức giá ngất ngưởng. Vậy cần làm gì để tránh rơi vào tình trạng ấy?

I. XÁC ĐỊNH NHU CẦU CỦA MÌNH

Bước đầu vô cùng quan trọng, bạn cần xác định rõ nhu cầu bản thân, phân tích những điều kiện hiện có để làm nền tảng cho các bước tìm kiếm nơi ở tiếp theo. Cụ thể cần xác định:

1. KHẢ NĂNG TÀI CHÍNH

Số tiền có thể bỏ ra để chi trả cho việc thuê phòng trọ mỗi tháng (gồm tiền phòng, điện, nước và các dịch vụ liên quan).

2. LỰA CHỌN SỐNG CHUNG HAY Ở RIÊNG MỘT MÌNH

Sống chung:

  • Ưu điểm: ở chung là hình thức phổ biến, tiết kiệm hơn về chi phí, tránh được rủi ro khi ở một mình (đêm hôm, buồn tủi…)
  • Kí túc xá là lựa chọn khá phổ biến, với mức chi phí thấp hơn đa số các hình thức ở khác, tuy nhiên, số lượng sinh viên trong một phòng thường khá lớn (từ 6 người), sẽ bất cập trong việc học hành, nhu cầu cá nhân: vệ sinh, thiếu yên tĩnh, ánh sáng…
  • Ở phòng trọ ghép, ở với bạn đã quen. Nếu vậy cần tìm hiểu, lựa chọn kỹ để tránh tình trạng bất đồng, mâu thuẫn…

 Sống riêng một mình:

  • Đây là lựa chọn hiếm gặp với một bạn sinh viên chân ướt chân ráo. Sống một mình đòi hỏi bạn có điều kiện kinh tế ở mức khá cùng với tính tự lập cao và biết cách tự chăm sóc bản thân.
  • Ưu điểm: Luôn có không gian riêng, cộng thêm tính siêng năng, kỷ luật sẽ là đòn bẩy khá tốt để bản thân tập trung phát triển, tránh bị lôi kéo, tụ tập theo bạn bè, xao nhãng khỏi mục đích rèn luyện, học hành.
  • Hạn chế: Chi phí cao hơn sống chung, khó tránh những khoảng ‘tụt mood’, buồn bã, tủi thân, rủi ro về sức khỏe, không người để ý, trông nom…

II. NHỮNG TÍNH NĂNG CẦN CÓ KHI THUÊ PHÒNG TRỌ

Với khả năng tài chính hiện có, bạn muốn tìm một nơi ở như thế nào? Dưới đây là một số gợi ý về nhu cầu cần có của nơi ở:

Bên ngoài:

  • Vị trí địa lí: gần trường, gần chợ, trạm xe bus…
  • Nhu cầu bãi gửi xe

Trong phòng:

  • Diện tích
  • Ánh sáng, thông thoáng
  • Khu vực nấu ăn
  • Nhà vệ sinh riêng
  • Cơ sở vật chất, nội thất có sẵn: Điều hòa, máy giặt, tủ lạnh…
  • Giờ giấc quy định ‘cấm cửa’

kinh-nghiem-thue-phong-tro-cho-sinh-vien-news.remaps.vn

Ảnh: Xác định yêu cầu khi thuê phòng trọ.

III. VẤN ĐỀ GIẤY TỜ KHI THUÊ PHÒNG TRỌ

– Hợp đồng thuê nhà – hợp đồng thuê nhà mà mỗi sinh viên trong khu vực ký tên. Điều này có nghĩa là tất cả các bạn chia sẻ tài sản và các cơ sở của nó và không sở hữu độc quyền bất kỳ phần nào (mặc dù trong thực tế bạn có thể đồng ý chiếm một phòng ngủ cụ thể và đóng các khoản đóng góp cá nhân đối với tiền thuê nhà).

– Duy nhất thuê – mỗi sinh viên trong tài sản có thỏa thuận thuê nhà riêng của họ bởi vì họ từng sở hữu độc quyền của một phòng cụ thể trong khi chia sẻ các cơ sở khác như nhà bếp.

– Nếu bạn có hợp đồng thuê nhà chung, bạn và những người thuê nhà khác có cùng các quyền. Tất cả các bạn đều chịu trách nhiệm chung và cá nhân về các điều khoản và điều kiện của thỏa thuận thuê nhà.

– Hầu hết các chủ nhà hoặc đại lý sử dụng thỏa thuận Thuê nhà được bảo đảm, đó là một thuật ngữ cố định có ngày bắt đầu và ngày kết thúc. Nếu bạn ký hợp đồng có thời hạn cố định, bạn có nghĩa vụ phải trả tiền thuê trong toàn bộ thời gian. Loại thỏa thuận này có nghĩa là bạn là người thuê nhà và sở hữu độc quyền tài sản. Chủ nhà / đại diện có thể có quyền truy cập vào tài sản (ví dụ để sửa chữa / kiểm tra), nhưng bạn nên được thông báo.

IV. NHỮNG NƠI BẠN CÓ THỂ TÌM THÔNG TIN VỀ CHO THUÊ PHÒNG TRỌ

Nơi tìm kiếm các thuộc tính:

Tìm kiếm trực tiếp: Đây là phương pháp truyền thống và có nhiều hạn chế, bạn đến trực tiếp khu vực muốn thuê/ ở, quan sát các bảng dán “Cho thuê phòng trọ” và vào hỏi trực tiếp. Ngày nay, rất ít người dùng cách tìm kiếm này.

Tìm kiếm online:

  • Trên các trang web online: chotot.com, mogi.vn…; Rightmove liệt kê nhiều đại lý bất động sản thân thiện với sinh viên.
  • Ban hỗ trợ sinh viên trong trường của bạn có thể có các nhóm (trên Facebook)  tìm phòng/ hỗ trợ tìm phòng trọ…
  • Tìm kiếm trong các nhóm trên Facebook, ví dụ: Phòng trọ Phú Nhuận, Phòng trọ sinh viên…
  • Tham khảo ý kiến người thân có kinh nghiệm, các anh chị cùng trường, bạn bè…
  • Thuê thông qua một đại lý, trái với trực tiếp thông qua một chủ nhà, có thể cung cấp cho bạn thêm bảo vệ.
  • Đặc biệt, https://remaps.vn/ là một trang web tra cứu thông tin bất động sản hữu ích. Ở Remaps, bạn có thể tìm thấy các thông tin phong phú cũng như kiến thức hữu ích về thị trường bất động sản. Cùng với các công cụ tra cứu được tích hợp sẽ giúp bạn tiếp cận thông tin một cách đầy đủ và dễ dàng nhất.

Trên đây là những chia sẻ của Remaps mang tính gợi ý về kinh nghiệm thuê phòng trọ cho sinh viên. Mong muốn sẽ hữu ích cho các bạn sinh viên đang có ý định thuê hoặc chuyển nơi ở. Chúc các bạn có một thời sinh viên bổ ích và đáng nhớ.