Chúng ta thường sợ những gì chúng ta không biết, kể cả việc mua nhà hay vay ngân hàng. Tuy nhiên, chỉ cần một kế hoạch chi tiêu hợp lý, tiết kiệm, chúng ta có thể trả được lãi ngân hàng và mua nhà


Phần lớn, người ta chỉ sợ thứ mà người ta không rõ. Phim ma ghê nhất là khi không thấy con ma đâu, chứ con ma hiển hiện đôi khi lại không còn sợ nữa. Bởi vì cái gì mù mờ thì sợ, rõ rồi thì dù nó có gớm ghiếc cũng không sợ nữa vì khi đó mình thấy rồi, hình dung ra rồi. Mua nhà, vay ngân hàng cũng thế.

Áp lực vay trả nợ ngân hàng cũng là một nỗi sợ (Nguồn: Internet)

Liệu bạn có muốn nhưng sợ?

Rất nhiều bạn nói là “muốn” mua nhà, nhưng sợ! Sợ không đủ tiền, nhưng đúng ra là không biết bao nhiêu là đủ thì chính xác hơn.

Sợ vay ngân hàng rồi có trả được không, có thiếu lên thiếu xuống hay không. Thực ra, tất cả các việc sợ đó đều do bản thân không hiểu, không có kế hoạch rõ ràng. Mua nhà mà cũng không biết mình muốn mua bao nhiêu. Không biết tầm lương này thì mua được căn bao nhiêu tiêu tiền? Muốn vay thì cũng không biết ngân hàng cho vay được bao nhiêu, lãi bao nhiêu một tháng, nên sợ!

Ngay cả đến việc khi biết hết đủ thông tin rồi, cũng không biết bản thân có phải chịu cảnh khốn đốn thiếu trước hụt sau hay không, nên lại sợ tiếp, lại thôi! Bởi vì, bản thân chúng ta đã quá nuông chiều chính mình. Tìm hiểu thông tin thì thấy rắc rối, thấy mệt nên thôi ngủ khỏe. Muốn vay lại lo ngân hàng ăn hết tiền hằng tháng của mình nên cũng nghỉ khoẻ. Vậy làm sao mà làm được. Một khi đã muốn, phải có kế hoạch rõ ràng và kỷ luật với chính bản thân mình.

Như đã phân tích trong chuỗi phân tích trước đó, có những người tay không mua nhà, hay cũng có những người liều ăn nhiều, nhưng khoan nói về điều đó. Đối với những con người cơ bản, nếu không có quá nhiều mối quan hệ để có thể xoay nguồn vốn, bản thân trước hết phải tự dựa vào nội lực của bản thân. Để làm gì, để ngân hàng có  thể “định giá” bạn ở một mức cao. Nội lực của bạn không gì khác là khả năng trả nợ. Đó là khả năng thanh toán hằng tháng mà bạn có thể chi trả cho ngân hàng hoặc chi trả thanh toán theo tiến độ đối với chủ đầu tư. Trường hợp khác nó cũng là phần bạn dư ra có thể tích lũy thành nguồn vốn ban đầu.

Bạn thuộc nhóm người nào?

Đừng mong chờ vào phép màu như trúng vé Vietlot rồi có tiền tui sẽ mua nhà. Hãy dựa vào nội lực của bản thân. Vấn đề là để tăng công lực, bạn cần phải “Tăng thu giảm chi”. Nghĩa là bạn phải bớt tiêu xài những thứ vô nghĩa và tìm cách tăng thu nhập thì ngày bạn có được nhà càng sớm. Chúng ta phải chia tay thói quen vốn có, tăng thu tăng chi, hoặc thu không tăng nhưng chi vẫn tăng. Để làm điều đó thành công, đòi hỏi chúng ta cần tối thiểu một trong 3 điều như sau:

  • Bạn yêu thích tiết kiệm: Nói về việc thích tiết kiệm hay không, liên quan đến bản chất, bản tính. Nêu khó có thể ép ai được. Đặc biệt là liên quan đến đặc tính vùng miền. Có thể dễ thấy, bản tính thích tiết kiệm vốn có nhiều ở người dân miền Trung nổi trội hơn người miền Nam. Bởi lẻ vị trí địa lý miền trung thường mưa bão, điều kiện kinh tế khắc nghiệt hơn nên hình thành ở đây những con người bản tính tiết kiệm. Tiết kiệm để lo cho tương lại, để nay ăn chút cơm thì mai còn chút cháo. Thường những người thích tiết kiệm, họ luôn có một mục đích là dự phòng cho điều gì, và những kế hoạch này thường rất xa? Thậm chí có những người 25 tuổi đã thích tiết kiệm để tiền cho con cái sau này lấy vợ.
Dù thích tiết kiệm, hay bị ép phải tiết kiệm. Để mua được nhà chúng ta đều phải biết tiết kiệm. (Nguồn: Internet)
  • Bạn giỏi tiết kiệm: Thường chúng ta khó có thể phân biệt rạch ròi giữa  việc yêu thích tiết kiệm và giỏi tiết kiệm. Thường thích với giỏi nó lại hay đi kèm với nhau, và ghét với dở lại thường hay đi kèm một cặp. Cũng như bất cứ cái gì khác trên đời, ngoài việc trời phú cho bản tính, tư chất tốt, một cái gì khi bạn lặp đi lặp lại luyện tập nhiều lần sẽ thành giỏi. Khi bạn thích tiết kiệm, bạn sẽ thực hiện điều đó một cách chủ động, có kế hoạch, riết rồi thành giỏi mà thôi.
  • Bạn bị ép phải tiết kiệm: Đa số chúng ta chỉ tiết kiệm khi buộc phải tiết kiệm. Trường hợp này, mình phân vào nhóm không yêu thích cũng không giỏi. Điều đó có nghĩa là việc thực hành tiết kiệm đòi hỏi một nỗ lực lớn ở bản phân và có phương pháp thực hành rõ ràng. Hay nói cách khác bạn phải “học” tiết kiệm. Có nhiều kỹ thuật để thực hành ví dụ như tách thu nhập thành nhiều phần nhỏ và chỉ sử dụng trong hạn mức cho phép. Hay coi tiết kiệm như một khoản chi phí, nghĩa là từ thu nhập thì phần tiết kiệm được cất giữ trước khi tiêu xài chứ không phải tiết kiệm là phần còn lại sau khi tiêu xài.

Dù là yêu thích, giỏi, hay bị ép tiết kiệm thì cùng cho một kết quả là bạn sẽ có một khoản dư sau một thời gian dài nhất định. Bản chất của tiết kiệm là “tích tiểu thành đại”, nên nếu bạn có cảm thấy ban đầu không đem lại nhiều kết quả thì hãy cứ cố gắng tiếp tục thử trong thời gian dài.

Nếu trời ban cho bạn sự yêu thích và giỏi tiết kiệm thì không có gì phải bàn. Nếu bạn tính tình thích tiêu pha thì cần học thêm một chút. Nói chung có rất nhiều cách mà chúng tôi sẽ được phân tích kỹ càng ở phía sau vì nó còn rất nhiều vấn đề để bàn luận, nó còn là cả một khóa học trong phần quản trị tài chính cá nhân mà ta phải học nhiều và thực hành nhiều chứ không dễ chơi được.

Bạn không giỏi tiết kiệm? Dĩ nhiên vậy thì bạn phải học. Học những điều cơ bản như Phần 5 có đề cập như bên dưới đây:

Phần 5: Cách mua nhà thành phố cho giới trẻ – Phần 5: Học tiết kiệm

Tác giả: Duc Le

Hotline: 1900 633804

Website: https://remaps.vn/

Email: hotro@remaps.vn

Fanpage Facebook: https://www.facebook.com/remaps.vn

Group Facebook: https://www.facebook.com/groups/533671267519885

Youtube: https://www.youtube.com/channel/UCBB0XnDfh9aDb4fA4Bv5fJA/