Ngày nay, thị trường mua bán nhà đất ngày càng cao và vô cũng sôi nổi. Nhu cầu mua nhà ngày càng cao nhưng không phải ai cũng có đủ tiền để giao dịch mua bán. Chính vì điều đó, dẫn đến có rất nhiều hình thức cho vay để người mua có đủ tiền để giao dịch. Mỗi hình thức cho vay mua nhà điều có ưu điểm và nhược điểm riêng. Vì vậy, khi bạn có nhu cầu vay mua nhà thì bạn cần tìm hiểu rõ về hình thức vay đó để tránh xảy ra việc không hay sau này.

cac-hinh-thuc-vay-mua-nha-news.remaps.vn

Ảnh: Phân tích các hình thức vay mua nhà (nguồn: internet).

I. VAY MUA NHÀ THEO HÌNH THỨC VAY THẾ CHẤP

Vay thế chấp là một hình thức vay vốn truyền thống và phổ biến nhất hiện nay của ngân hàng có đảm bảo tài sản. Hình thức vay này có nghĩa bạn là bạn cần thế chấp tài sản có giá trị hay bất động sản bạn đang có ý định mua với ngân hàng thì lúc này ngân hàng mới chấp nhận cho bạn vay vốn theo hình thức này. Nếu quá thời hạn vay tiền mà bạn không trả được gốc mà bạn vay thì quyền sở hữu tài sản mà bạn thế chấp trước đó sẽ thuộc quyền sở hữu về ngân hàng.

Ví dụ: Khi bạn có nhu cầu mua nhà nhưng bạn không có đủ tiền để giao dịch với người bán thì bạn phải thế chấp sổ đỏ của mình hoặc căn nhà mình sắp mình thì mới được ngân hàng giải ngân tiền cho bạn vay. Nếu quá thời hạn mà bạn không trả được gốc thì sổ đỏ hay nhà mà bạn thế chấp sẽ thuộc về ngân hàng.

Ưu điểm:

  • Bạn có thể được vay với số tiền lớn từ 50 triệu đến 5 tỷ đồng. Số tiền này còn tùy thuộc vào mục đích vay của bạn, chính sách vay vốn của từng ngân hàng khác nhau đồng thời cũng như giá trị tài sản mà bạn thế chấp khi vay. Thông thường thì các ngân hàng sẽ cho bạn vay tối đa 70% so với giá trị tài sản mà bạn thế chấp khi vay.
  • Lãi suất vay sẽ thấp hơn so với hình thức vay tín chấp, thường lãi suất dao động từ 14% đến 16% trong 1 năm.
  • Thời hạn cho vay dài có thể kéo dài tới tận 15 năm.

Nhược điểm:

  • Để được ngân hàng cho vay thì bắt buộc bạn phải có tài sản có giá trị cao như sổ đỏ, nhà cửa…thuộc quyền của bạn để thế chấp
  • Thời gian giải ngân lâu bởi vì số tiền vay lớn đồng thời ngân hàng cần thời gian để thẩm định giá trị tài sản cũng như pháp lý mà tài sản bạn mang đi thế chấp.
  • Trường hợp, bạn không có khả năng thanh toán nợ gốc đúng hạn thì bạn sẽ mất quyền sở hữu tài sản mà bạn thế chấp vào tay ngân hàng nên nghe có vẻ hơi mạo hiểm.

Đánh giá đây hình thức phù hợp cho những người cần vay số tiền lớn để mua nhà. Đồng thời, bạn có thể thế chấp ngay căn nhà bạn định mua để vay tiền. Do hình thức vay này có thời hạn vay dài nên giúp bạn tránh được áp lực trong việc trả nợ. Và hình thức này là hình thức vay vốn có lãi suất thấp hơn so với việc vay tín chấp giúp bạn có lợi về mặt kinh tế. Nhưng bạn lưu ý, vì số tiền bạn vay lớn nên bạn cần có kế hoạch tích góp để thanh toán nợ gốc đúng thời hạn tránh trường hợp bị mất quyền sử hữu tài sản khi mà bạn không có đủ khả năng thanh toán nợ

II. VAY MUA NHÀ THEO HÌNH THỨC VAY TÍN CHẤP

Vay tín chấp là hình thức cho vay vốn mà không cần có tài sản thế chấp. Điều kiện để được cho vay và số tiền được vay được dựa vào sự uy tín cộng với mức thu nhập của người vay. Các yếu tố được thẩm định cho vay qua hình thức này:

  • Uy tín khách hàng: địa vị, chức vụ của bạn trong công ty, địa vị xã hội
  • Lịch sử tín dụng: Bạn đã từng vay ở đâu chưa, mức độ thanh toán nợ của bạn như thế nào, có trễ hạn đóng lãi suất hay không
  • Thu nhập hàng tháng: Nguồn thu nhập của bạn từ đâu, được bao nhiêu một tháng.

Dựa vào các yếu tố này ngân hàng sẽ quyết định đến số tiền mà bạn có thể được vay và vay trong bao lâu.

Ví dụ: Ngân hàng OCB có sản phẩm vay tín chấp theo lương. Nếu như bạn có thu nhập từ lương và có nhu cầu vay số tiền là 80 triệu đồng. Trong trường hợp này bạn sẽ không cần phải thế chấp nhà hay xe mà chỉ cần nộp các chứng từ như chứng minh thư, sổ hộ khẩu, hợp đồng lao động, bảng lương/sao kê lương để ngân hàng xét duyệt khoản vay của bạn.

Ưu điểm:

  • Bạn không cần phải thế chấp tài sản mà chỉ cần chứng minh thu nhập hàng tháng của mình thì sẽ đủ điều kiện vay.
  • Thủ tục vay vốn đơn giản, thời gian giải ngân nhanh chóng. Thậm chí, ngày nay bạn có thể vay tín chấp bằng hình thức online

Nhược điểm:

  • Số tiền bạn được vay thấp hơn so với việc vay qua hình thức vay thế chấp. Bởi vì đây là hình thức vay dựa trên sự uy tín nên các ngân hàng sẽ không cho bạn vay với một số tiền lớn vì rủi ro rất cao
  • Lãi cao cao hơn so với việc vay thế chấp bởi vì ngân hàng không có gì để đảm bảo khi bạn không thanh toán nợ và rủi ro cao nên việc lãi suất cao nhằm đảo bảo sự an toàn cho ngân hàng khi cho vay.

Đây là hình thức vay mua nhà phù hợp cho những người thiếu số tiền không lớn và có thu nhập ổn định thì hình thức này có thể giải ngân nhanh chóng thuận tiện để bạn nhanh chóng có đủ tiền để mua nhà của bạn. Nhưng lưu ý về lãi suất của hình này vì lãi suất của nó có cao hơn mặt bằng chung.

III. VAY TIỀN NGƯỜI THÂN MUA NHÀ

Nếu như bạn không có tài sản thế chấp cũng như có đủ sự uy tín để vay bằng hình thức tín chấp thì bạn có thể xem xét tới phương án vay tiền của người thân. Đây là phương án không tồi đâu nhé

Ưu điểm:

Hình thức vay này phụ thuộc vào sự tin tưởng của những người thân, quan hệ họ hàng với nhau nên việc lãi suất sẽ thấp hơn so với việc vay bằng hình thức khác. Đồng thời, vay hình này bạn không bị phức tạp bởi giấy tờ mà tiền lại có nhanh chóng. Hình thức vay tiền người thân này rất an toàn.

Nhược điểm:

Vì hình thức vay mua nhà này là do sự tin tưởng nên chắc chắn bạn sẽ không vay được một số tiền lớn. Bạn phải mất thời gian vay từ nhiều người, số tiền manh mún rải rác. Hơn nữa, vay kiểu này đa số không có giấy tờ rõ ràng như thời hạn trả tiền nên dễ dẫn đến việc tranh chấp. Đôi khi có trường hợp, người thân yêu cầu bạn trả tiền một cách đột xuất thì bạn cần huy động vốn để trả ngay để tránh việc mất uy tín của mình.

Qua bài viết này, chắc hẳn bạn đã thấy được các ưu điểm lẫn nhược điểm của các hình thức vay vốn. Từ đó, bạn hãy lấy nó làm cơ sở để lựa chọn cho mình một hình thức vay vốn phù hợp và kinh tế nhất. Bên cạnh đó bạn có nhu cầu mua nhà chung mà chưa có kinh nghiệm mua thì mời bạn cùng Remaps tìm hiểu qua bài viết dưới đây để có thêm kinh nghiệm trong việc mua nhà ở chung cư.

Bài viết liên quan: Kinh nghiệm chọn chung cư để ở